SSHPA (03-10-2018) – Ở tuổi 96, Arthur Ashkin, trở thành người già nhất từng đạt giải Nobel. Khi được Nobel Prize hỏi về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông hóm hỉnh trả lời: “Ồ tôi còn chưa nhận ra đấy. Tôi đoạt giải vừa kịp lúc phải không?”
(Nguồn: Reuters)
Thực tế, cuộc gọi từ đại diện của Nobel Prize đã làm phiền Ashkin trong thời gian ông đang viết một bài báo mới dự định sẽ gửi đến tạp chí Science. Niềm đam mê nghiên cứu chính là thứ đã xây dựng nên sự nghiệp của ông ngày nay.
Ý tưởng đã giúp ông được tôn vinh - dùng ánh sáng laser để bắt, bẫy các phân tử, là ý tưởng mà Ashkin đã quan tâm từ những năm 1960. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện thì ông đã gặp rất nhiều khó khăn vì mọi người hầu hết đều coi nó là quá xa vời. Nghiên cứu đầu tiên ông gửi cho Physical Review Letters thậm chí còn bị từ chối bởi một người bình duyệt ẩn danh trong nội bộ phòng lab khi đó vì ‘nghiên cứu không có tính chất vật lý gì mới mẻ’.
(Nguồn: Nobel Prize)
Và sau hơn 50 năm, ý tưởng của ông đã trở thành một kĩ thuật quan trọng trong nhiều ngành khoa học vật lý, hóa học và sinh học. Vào năm 2013, National Inventors Hall of Fame đã tôn vinh ông vì phát kiến ‘nhíp quang học’, và đến 2018 là giải thưởng Nobel danh giá. Các bạn có thể xem thêm thông tin tại Collection của Nature về Nobel Vật lý 2018.
Đối với Arthur Ashkin, việc kĩ thuật quan trọng này mãi đến gần đây mới được chú ý là một điều bất ngờ.
Một số nghiên cứu tiêu biểu của Arthur Ashkin:
Kết thúc cuộc phỏng vấn, Arthur Ashkin tiếp tục quay lại với công việc đang tiến hành và nói với Nobel Prize:
“Tôi không ăn mừng những thứ cũ kĩ, tôi có những thứ mới và quan trọng cần phải làm. Tôi đang nghiên cứu về năng lượng mặt trời và tôi nghĩ tôi đang có những thứ quan trọng cần làm, và thế giới thì cũng đang cần đến khoa học để đối mặt với vấn đề như biến đổi khí hậu.”
Ý kiến bạn đọc (2):